I. Quy mô công trình
Đường hầm sông Sài Gòn là công trình hầm dìm đầu tiên
được xây dựng tại Việt Nam bao gồm : đường dẫn, hầm vượt sông (hầm hở,
hầm lấp, hầm dìm) và trang bị các hệ thống thiết bị hiện đại với độ tin
cậy và chính xác cao phục vụ công tác vận hành đảm bảo an toàn giao
thông qua hầm. Hầm được xây dựng nhằm phục vụ giao thông trên tuyến Đại
lộ Đông - Tây nối Quận 2 và Quận 1.
Công trình được thiết kế với thời gian phục vụ là 100 năm, tổng chiều dài toàn công trình là 1490 mét trong đó:
• Phần hầm dìm: 370,8 m
• Hai đoạn hầm hở chữ U dài: 185m + 215m = 400m
• Hầm đào lấp dài: 399,2m + 320m = 719,2m
• Tốc độ thiết kế: 60 km/giờ
• Độ dốc dọc tối đa: 4%
• Độ dốc ngang tối đa: 2%.
II. Tình hình thực hiện
- Các hạng mục công trình đã được khởi công xây lắp từ tháng 02/2005.
- Mẻ bêtông đầu tiên đúc 04 đốt hầm được thực hiện vào tháng 9/2007
- Công tác đổ bê tông đúc 04 đốt hầm hoàn thành vào tháng 5/2008.
- Từ 26/12/2009 đến 05/01/2010: Lắp đặt đợt 1 các thiết bị phục vụ lai dắt và dìm hầm.
- Từ 06/01/2010 đến 01/03/2010: Bắt đầu quá trình bơm nước vào bể đúc
để kiểm tra thả nổi, kiểm tra độ chống thấm và cân chỉnh các đốt hầm.
- Từ 02/3/2010 đến 06/3/2010: thả nổi và kéo đốt hầm số 1 ra khỏi bể đúc để lắp đặt thiết bị lần 2 và chuẩn bị lai dắt.
- Ngày 07/3/2010: bắt đầu lai dắt đốt hầm số 1 từ bể đúc nhơn trạch
đến khu vực hầm dìm phía Thủ Thiêm và chuẩn bị công tác dìm hầm(lộ trình
dài 22km, thời gian lai dắt khoản 10h) .
- Ngày 08/3/2010: dìm đốt hầm thứ 1 (nối kết vào hầm dẫn phía Thủ Thiêm).
- Lai dắt và dím đốt hầm thứ 2 : ngày 05/4/2010 đến 06/4/2010.
- Lai dắt và dìm đốt hầm thứ 3 : ngày 05/5/2010 đến 06/5/2010.
- Lai dắt và dìm đốt hầm thứ 4 : ngày 04/6/2010 đến 05/6/2010.
- Ngày 21/9/2010: Hợp long (nối kết đốt hầm số 4 và hầm dẫn phía Thủ Thiêm)
- Từ tháng 10/2010 đến tháng 06/2011: tiếp tục hoàn thiện kết cấu
đường hầm và triển khai công tác lắp đặt thiết bị cho hệ thống cung cấp
điện, hệ thống thông gió, hệ thống thoát nước, hệ thống chiếu sáng, hệ
thống điều khiển và giám sát giao thông.
- Từ tháng 07/2011 đến nay: hoàn thiện các hạng mục còn lại, vận
thành thử thiết bị, tiến hành đào tạo huấn luyện vận hành và bảo dưỡng.
III. Các bộ phận kết cấu công trình
1. Hầm dìm
Hầm dìm dài 370,8m bao gồm 4 đốt hầm nối kết lại với
nhau, từ Km 13+959,2 đến Km 14+330, kết cấu hầm dìm là BTCT loại bêtông
dự ứng lực C6 với xi măng thủy hóa thấp cường độ 30N/mm2, mặt cắt ngang
dạng hộp đôi, rộng 33,3 m, cao 8,9 m, tĩnh không thông xe 4,5 m. bao
gồm hai đường xe chạy riêng biệt. Trong đó :
• Chiều rộng đường xe chạy : 10,5m
• Chiều cao đường xe chạy : 4,5m
• Đường thoát hiểm rộng 2,0m : cao 2,5m
• Đường phục vụ kiểm tra : 0,75(rộng); 2,5(cao)
2. Hầm đào Lấp
Hầm đào lấp có kết cấu bê tông cốt thép, bao gồm hai đường xe chạy riêng
biệt. Kết cấu là loại BTCT cường độ 24N/mm2, mặt cắt ngang dạng hộp
đôi, rộng 33,7 m, cao 10,2 m, tĩnh không thông xe 4,5 m. được bố trí ở
hai phía như sau:
• Phía Quận 1 : Từ Km 13+560 đến Km 13+ 959,2 ( chiều dài 399,2m)
• Phía Quận 2 : Từ Km 14+330 đến Km 14+650 ( chiều dài 320m)
Trong đó :
• Kích thước đường xe chạy : 10,5m
• Chiều cao đường xe chạy : 4,5m
• Đường thoát hiểm : 2,0m (rộng); 2,5m (cao)
• Đường phục vụ kiểm tra : 0,75(rộng); 2,5(cao)
3. Hầm Hở chữ U (hầm dẫn)
Mặt cắt ngang hình chữ U, chiều rộng 33.5m, kết cấu tường trong đất được bố trí ở hai phía như nhau:
• Phía Quận 1 : Từ Km 13+375 đến Km 13+ 560 (chiều dài 185m).
• Phía Quận 2 : Từ Km 14+650 đến Km 14+865 (chiều dài 215m).
4. Tòa nhà thiết bị ( tháp thông gió )
Bao gồm hai tòa nhà thiết bị (tháp thông gió) được bố trí ở phía đông bên Quận 2 và phía tây bên Quận 1, bên trong chứa các hệ thống trang thiết bị hầm bao gồm: hệ thống cấp điện, hệ thống thông gió, hệ thống thoát nước và các hệ thống trang thiết bị khác phục vụ cho vận hành đường hầm.
5. Nhà trung tâm điều hành và nhà điều hành thu phí
Khu nhà trung tâm điều hành và nhà điều hành thu phí chiếm một khu đất
có diện tích 150m x 40m = 6000m2 tại lý trình 14+865 (phía nam đại lộ Đông Tây).
Trong đó:
- Nhà Trung tâm điều hành: Có tổng diện tích 1265,28 m2 kết cấu kiên
cố cấp II có 3 tầng, gồm các bộ phận giám sát và kiểm tra giao thông,
phòng kiểm tra tai nạn, phòng họp, bộ phận tài chính kế toán, văn phòng
và các phòng nghỉ, phòng ăn, cung cấp dịch vụ kỹ thuật phục vụ giao
thông trong hầm.
- Nhà điều hành thu phí: Có tổng diện tích 599,28 m2 kết cấu kiên cố
cấp II có 2 tầng, gồm phòng an ninh, phòng ắcquy, phòng điều khiển thu
phí, phòng hồ sơ. . . Tòa nhà được trang bị các thiết bị điện và điều
khiển.
- Nhà kho và để xe cơ giới duy tu: có diện tích 38,05m x 11m, kết
cấu nhà khung thép, mái tôn. Dùng để bảo dưỡng thiết bị, xe máy.
- Nhà để xe ôtô: bao gồm 02 nhà kích thước lần lượt là 27m x 6m và 12m x 6m, kết cấu nhà khung thép, mái tôn.
- Trạm bơm: kích thước 7,20m x 3.6m, móng liên tục bằng bêtông cốt
thép cấp D2; cột, đà, bằng bê tông cốt thép cấp D2, mái bằng bêtông cốt
thép cấp D2.
- Nhà để máy phát điện: kích thước 7,20m x 3,6m, móng liên tục bằng
bêtông cốt thép cấp D2; cột, đà, bằng bê tông cốt thép cấp D2, mái bằng
bêtông cốt thép cấp D2.
- Trạm biến áp 560KVA (15/0.4 KV): kích thước 7,20m x 3,6m, móng
liên tục bằng bêtông cốt thép cấp D2; cột, đà bằng bê tông cốt thép cấp
D2, mái bằng bêtông cốt thép cấp D2.
- Nhà bảo vệ: bao gồm 02 nhà, kích thước mỗi nhà 4,5m x 2,4m
- Nhà để xe máy: gồm 02 nhà, kích thước mỗi nhà 24m x 3m và 21m x 3m.
- Hàng rào: Tường rào cao 2.2m, trụ vuông bằng bêtông cốt thép cấp D2
khoản cách 3m; Cổng bằng thép hình, thép vuông, thép bảng có gắn moto.
6. Hành lang an toàn
6.1. Hành lang an toàn của công trình đường hầm sông Sài Gòn như sau:
- Phần trên sông Sài Gòn: 100m (từ tim hầm về phía thượng lưu 50m, và về phía hạ lưu 50m);
- Phần trên bờ, phía quận 1:
+ Chiều ngang:
* Phía Bắc: trong phạm vi lộ giới dự án Đại lộ Đông - Tây thành phố;
* Phía Nam (phía kênh Bến Nghé): từ tim hầm ra 50m;
+ Chiều dọc: tính từ đầu hầm dẫn (lý trình Km 13+375 dự án Đại lộ Đông – Tây thành phố);
- Phần trên bờ, phía quận 2:
+ Chiều ngang: trong phạm vi lộ giới dự án Đại lộ Đông – Tây thành phố;
+ Chiều dọc: tính từ đầu hầm dẫn (lý trình km 14+865 dự án Đại lộ Đông – Tây thành phố).
6.2. Phạm vi công trình đường hầm sông Sài Gòn: là tất cả các công trình xây dựng nằm trong hành lang an toàn của đường hầm sông Sài Gòn được xác định tại Quy chế này (Quy chế Phối hợp trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi có sự cố, tai nạn xảy ra trong phạm vi công trình đường hầm sông Sài Gòn (Ban hành kèm theo Quyết định số 62/2011/QĐ-UBND ngày 06/10/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố).
IV. CÁC HỆ THỐNG, THIẾT BỊ
1. Hệ thống cấp điện
Hệ thống cấp điện đường hầm thủ thiêm chuyển tải điện năng từ lưới điện Quốc gia để cung cấp cho các phụ tải có tổng công suất là: 4.190 kw.
Hệ thống cấp điện đường hầm sông Sài Gòn chuyển tải điện năng từ lưới điện Quốc gia để cung cấp cho các phụ tải có tổng công suất là: 4.190 kw.
Hệ thống cấp điện bao gồm :
- Bộ chuyển mạch cao thế.
- Máy biến áp.
- Môtô khởi động trung thế (MS).
- Cơ cấu chuyển mạch hạ thế (PD).
- Trung tâm điều khiển động cơ và các bảng phân phối chính (MCC, MDP).
- Máy phát điện đầu máy Diesel khẩn cấp.
- Nguồn điều khiển DC(DCS/ bình điện và bộ nạp điện).
- Bộ lưu điện (UPS).
1.1. Hệ thống phân phối điện 22/6KV
Hệ thống phân phối điện 22/06KV gồm: 04 Máy biến áp khô 15-22/6KV, công suất 1000 KVA, cung cấp nguồn cho 4 quạt hút 510Kw. Được bố trí ở tháp thông gió phía đông và phía tây (mỗi tháp 02 quạt).
1.2. Hệ thống phân phối điện 22/0.4KV
Hệ thống phân phối điện 22/0,4KV gồm: 5 máy biến áp phân phối 15-22/0,4KV có công suất từ 50KVA đến 1000KVA (được bố trí ở tháp phía đông, phía tây và tòa nhà), 7 máy cắt phân phối trung thế ở phía đông, 5 máy cắt phân phối trung thế ở phía tây; 1 máy cắt trung thế cho tòa nhà bảo dưỡng và thu phí; 4 bảng phân phối hạ thế ở phía đông, 3 bảng phân phối hạ thế ở phía tây và 21 bảng phân phối hạ thế cho tòa nhà bảo dưỡng và thu phí.
1.3. Hệ thống lưu điện, ắc quy và máy phát điện dự phòng
- Hệ thống lưu điện bao gồm 01 bộ UPS Công suất 30KVA ở tháp thông gió
phía đông và 02 UPS 10KVA ở tòa nhà điều hành trung tâm và tòa nhà thu
phí.
- Hệ thống dự phòng cung cấp nguồn 415V AC cho chiếu sáng và nguồn 110V DC cho điều khiển.
- Nguồn cung cấp điện dự phòng gồm: 3 máy phát điện, công suất lần lượt
là 750 KVA, 500KVA, 250KVA (bố trí trong tháp thông gió phía đông, phía
tây và tòa nhà bảo trì) và hệ thống điều khiển tự động. Cung cấp điện
đến các phụ tải liên tục tối thiểu trong 24h.
1.4. Hệ thống đèn chiếu sáng
- Chiếu sáng đường hầm xe chạy gồm: 786 đèn chiếu sáng chính có công
suất từ 32W đến 360W/bóng điều khiển tự động theo các thông số đã cài
đặt. Ngoài ra có 38 bộ đèn thoát hiểm công suất 20w, 114 bộ đèn chiếu
sáng khẩn cấp công suất 45W*2 bóng.
- Chiếu sáng lối đi khẩn cấp gồm: 74 bộ đèn, mỗi bộ 1 bóng, công suất
36W/bóng, phục vụ công tác chiếu sáng thoát hiểm và xử lý sự cố.
1.5. Chương trình điều khiển hệ thống điện (Micro SCADA)
Chương trình điều khiển hệ thống điện gồm phần mềm điều khiển dùng để quản lý, giám sát, thu thập dữ liệu và phần mềm điều khiển vận hành từ xa đến tất cả các thiết bị điện. Thao tác điều khiển thực hiện tại 04 máy tính điều khiển trung tâm.
1.6. Hệ thống cáp động lực, cáp quang, ổ cắm
Hệ thống cáp phân phối 15-22KV đấu nối theo mạch vòng. Cáp phân phối hạ
thế 0,4KV. Cáp chiếu sáng 0,4KV. Hệ thống chống sét. Hệ thống tiếp địa.
Hệ thống máng cáp. Cáp điều khiển và bảo vệ. Các ổ cắm 220V, 415V.
2. Hệ thống thông gió
2.1. Trạm lọc bụi tĩnh điện
Hệ thống lọc bụi tĩnh điện được lắp đặt tại mỗi tháp thông gió có chức năng làm sạch bụi và khói trong đường hầm, đảm bảo tầm nhìn tốt cho lái xe và cải thiện môi trường xung quanh đường hầm. Yêu cầu tỷ lệ luồng không khí xử lý là 500m3/s hiệu suất thu bụi 83%. Các thiết bị điều khiển tự động, thiết bị phụ trợ, thiết bị cung cấp khí vận hành (máy nén khí), máy biến điện áp một chiều, hệ thống cáp điện động lực.
2.2. Quạt hút
Hệ thống có 4 quạt hút bố trí ở hai tháp thông gió (mỗi tháp 02 quạt). Quạt hút có đường kính 3.750m, động cơ trong dạng trục đứng 3 pha AC 6KV, 50Hz, 510KW, 12P, lưu lượng không khí 250m3/s bao gồm bộ điều khiển cánh quạt, bộ giảm chấn cánh góc, thiết bị giảm thanh, van đổi hướng gió.
2.3. Hệ thống quạt phản lực
Hệ thống có 12 quạt phản lực, có đường kính 1.250m, chiều dài 3.250m, là quạt hai chiều, công suất 37KW/quạt, tốc độ không khí tối thiểu 30m/s, lưu lượng không khí ít nhất 36.9m3/s, động cơ 03 pha 380V-50HZ, mức độ tiếng ồn < 90 dB bố trí dọc theo đỉnh trần hầm. Mỗi nhóm 3 quạt phản lực sẽ có một hộp ngắt mạch, hệ thống cáp điện động lực, cáp điều khiển.
2.4. Hệ thống thông gió lối đi khẩn cấp
Trong các điều kiện bình thường, các lối đi khẩn cấp sẽ được thông gió qua sự vận hành của một quạt đơn. Trong trường hợp có hỏa hoạn, một quạt thứ hai cũng sẽ được vận hành để tăng áp lực không khí trong lối đi và giảm bớt sự xâm nhập của khói. Hai quạt được bố trí trong tháp thông gió phía đông trong phòng cơ khí thông gió lối đi khẩn cấp.
• Số lượng quạt : 02
• Công suất : 15Kw
• Lưu lượng : 613m3/phút
2.5. Hệ thống điều khiển thông gió
Bảng điều khiển thông gió nhận điện vào từ phòng thiết bị điều phối gồm 04 cảm biến đo tầm nhìn (VI), 02 cảm biến đo mức carbon monoxide (CO) và 02 cảm biến đo tốc độ, hướng gió (AV). Căn cứ trên những luồng thông tin này, điều khiển số các bộ phận và quạt nào vận hành.
3. Hệ thống an toàn
3.1. Hệ thống điện thoại vô tuyến
Hệ thống cung cấp liên lạc vô tuyến giữa bên trong và bên ngoài hầm để phát huy giao thông thông thoáng, giúp vận hành cấp cứu và chữa cháy trong trường hợp có sự cố khẩn cấp.
Các trạm vô tuyến ở cửa hầm phía đông và phía tây được nối kết với hệ thống vô tuyến của cảnh sát và cứu hỏa.
3.2. Hệ thống báo cháy
Thực hiện nhiệm vụ phát hiện báo động cháy trong hầm và các trạm thiết bị.
Cáp quang phát hiện hỏa hoạn đặt dọc theo luồng xe chạy ở độ cao hơn 4,7m so với mặt đường.
3.3. Hệ thống nước chữa cháy
Nước chữa cháy được cung cấp từ trạm bơm chữa cháy dung tích 250m3 bố trí trong tháp thông gió phía đông.
Đường ống cấp nước chữa cháy 150 đặt trên giá đỡ tường giữa (phía
lối thoát hiểm), ống nhánh 65 cấp cho các tủ chữa cháy sẽ nối từ ống
chính 150.
Bao gồm :
- Số lượng bơm : 02
- Công suất bơm : 45Kw/bơm.
- Lưu lượng : 1190 lít/phút.
- Cột áp : 123m
- Bơm tăng áp : 01 bơm , 1.5Kw, lưu lượng 50 lít/phút.
Bơm chữa cháy được điều khiển tự động bởi một bộ phận phát hiện lửa
bằng sợi quang học hoặc được điều khiển bằng tay qua công tắc hoặc qua
huấn thị từ bảng điều khiển từ xa.
3.4. Hệ thống phát thanh và Radio phát thanh lại
Hệ thống phát thanh bao gồm: 1 trạm xử lý thông tin tại trung tâm điều
hành, phát đến 41 loa công suất từ 5W đến 30W ở hai lối đi khẩn cấp và
bên ngoài cửa hầm, hệ thống cáp điện động lực cấp nguồn và tín hiệu.
Hệ thống Radio phát thanh lại tiếp sóng chương trình phát thanh trên
sóng AM của Đài tiếng nói Việt Nam và đài tiếng nói nhân dân thành phố. Khi cần
thiết những thông tin từ Trung tâm điều hành được phát chèn trực tiếp
trên sóng AM (tần số 588Khz, 655Khz và 610 Khz ) của hệ thống.
3.5. Hệ thống điện thoại khẩn cấp
Bao gồm 24 điện thoại khẩn cấp bố trí trong đường hầm (mỗi hướng đi 12
cái, khoảng cách trung bình cứ 100m/cái), 22 điện thoại khẩn cấp trong
lối thoát hiểm (mỗi hướng 11 cái, khoản cách trung bình 100m).
Tổng đài diện thoại được đặt trong phòng thông tin của tháp thông gió
phía Đông. Tổng đài sẽ nối mạch với các điện thoại khẩn cấp, máy trả lời
khẩn cấp, các đường dây bên trong và bên ngoài như sau:
- Điện thoại khẩn cấp hầm và tổng đài.
- Hệ thống liên lạc bên trong hầm.
- Tổng đài và các đường dây bên ngoài.
- Điện thoại khẩn cấp hầm và hệ thống điều khiển CCTV (chỉ truyền tải thông tin).
Hệ thống điều khiển tổng đài sẽ là hệ thống điều khiển tích lũy, được mở
rộng qua các đường dây chung. Dữ liệu tiếng nói sẽ được truyền đi bằng
cách bấm giờ 8 bit PCM. Đường dây trả lời bên ngoài sẽ là dây trực tiếp,
phương pháp quay số. Công suất đường dây vào sẽ là 100 đường.
Hệ thống liên lạc sẽ là phương pháp tín hiệu DP (10PPS và 20PPS) cho mặt
phân giới 2 dây và 6 dây tương tự. Phân giới số sẽ theo phương pháp PB.
Tốc độ tín hiệu cho DP sẽ là 8-25PPS với một tỷ lệ là 28-50%, một thời gian ngắt là 150ms.
Các tín hiệu ấn nút sẽ có thời gian tối thiểu là 40ms, thời gian ngưng là 30ms và mức độ tín hiệu 1 đến -24dbm.
4. Hệ thống điều khiển và giám sát giao thông
4.1. Hệ thống đo lường và điều khiển giao thông
Hệ thống đo lường lưu lượng giao thông trong hầm được thực hiện bằng mạch vòng cảm ứng để xác định: lưu lượng giao thông, tốc độ lưu thông trong hầm.
Bao gồm: 02 bộ mạch vòng cảm ứng được phân bố ở hai đầu cửa hầm, 04 biển báo điện tử hướng dẫn giao thông có thể thay đổi nội dung, 02 bộ đèn tín hiệu giao thông hai trạng thái, hệ thống cáp điện động lực cấp nguồn và điều khiển.
4.2. Hệ thống Camera truyền hình giám sát giao thông
Hệ thống truyền hình mạch kín giám sát giao thông: Giám sát các phương tiện lưu thông qua hầm và các hoạt động khác.
Hệ thống gồm 20 Camera (04 camera PTZ, 16 camera thấu kính cố định) đặt
dọc theo tuyến từ đông sang tây và ngược lại, 1 máy tính vận hành trung
tâm, các thiết bị ghi và lưu trữ dữ liệu kỹ thuật số. Hình ảnh từ
Camera sẽ được tự động lưu giữ và hiển thị trên 4 màn hình 21 inch đặt
tại trung tâm điều hành, 1 màn hình 10inch đặt tại tòa nhà thiết bị
phía đông. Các dữ liệu sẽ được lưu giữ trong trong bộ nhớ tùy thuộc vào
dung lượng bộ nhớ, sau đó sẽ bị các dữ liệu mới chèn lấp. Trường hợp cần
lưu giữ lâu dài, Trưởng ca điều hành sẽ yêu cầu nhân viên vận hành lưu
trữ trên các thiết bị lưu trữ khác và được theo dõi trong nhật ký ca
trực.
5. Hệ thống điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu chính (Main SCADA)
Dùng để quản lý, điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu các hệ thống thiết bị tại trung tâm vận hành. Gồm 02 máy tính chủ; một bộ 4 màn hình chính; hệ thống thiết bị định vị đồng bộ thời gian GPS; hệ thống cáp điện động lực cấp nguồn để giám sát vận hành; các hệ thống thiết bị gồm: Thông gió, Báo động cháy, Điều khiển và Giám sát giao thông.
6. Hệ thống thoát nước
Hệ thống thoát nước bao gồm bể thoát nước, bơm thoát nước, ống và hệ thống vận hành để xả nước mưa, nước chữa lửa, nước vệ sinh hầm. Việc lắp đặt, bố trí hệ thống thoát nước tại vị trí thấp nhất của đường hầm rất khó khăn do vị trí hình học của đường hầm. Do đó việc thoát nước tối thiểu được lắp đặt tại vị trí thấp nhất của đường hầm và các thiết bị được lắp đặt tại các cửa hầm. Nước mưa bên phía Quận 1 được dẫn vào hố thu bên đầu hầm và được bơm ra ngoài, nước mưa bên đầu hầm phía Quận 2 được gom vào bể chứa trong tháp phía đông và được bơm ra ngoài.
Tổng số các trạm bơm của hệ thống thoát nước như sau:
• Cửa hầm phía tây (Quận 1): Thể tích bể chứa 516m3 bao gồm 03 bơm có công suất 55Kw/bơm, lưu lượng 10.1m3/phút/bơm.
• Tháp thông gió phía đông (Quận 2): Thể tích bể chứa 300m3 bao gồm 03 bơm công suất 75Kw/bơm, lưu lượng 9m3/phút/bơm.
• Trong lối đi khẩn cấp tại vị trí thấp nhất:
- Từ Tây sang đông (Km 14+125 ): Thể tích bể chứa 50m3 bao gồm 03 bơm 5.5Kw/bơm, 01 bơm cặn 0.4Kw.
- Từ Đông sang tây (Km 14+125): Thể tích bể chứa 50m3 bao gồm 03 bơm 5.5Kw/bơm, 01 bơm cặn 0.4Kw.
7. Phương tiện thiết bị phục vụ duy tu bảo dưỡng hầm
Gồm 10 phương tiện có chức năng tuần tra và kiểm soát, duy tu, bảo dưỡng hầm và hệ thống thiết bị cơ điện.
- 0000-00-00 00:00:00 - Giải pháp giao thông thông minh
- 0000-00-00 00:00:00 - Lai dắt đốt hầm
- 0000-00-00 00:00:00 - Kỹ thuật dìm hầm