Các đốt hầm sẽ được tàu chuyên dụng lai dắt từ bãi đúc tại huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai), cách vị trí dìm hầm khoảng 22km theo thủy trình ra sông Nhà Bè, vào sông Sài Gòn và dừng lại tại ngã ba Đèn Đỏ (thuộc huyện Nhà Bè, TP.HCM).
Việc lai dắt đốt hầm tùy thuộc vào thời gian thủy triều và điều kiện thời tiết. Thời điểm tốt nhất là những ngày nước triều xuống, khi mức nước và vận tốc dòng chảy ở mức thấp nhất. Vận tốc dòng chảy phải đạt mức dưới 0.5m/s để việc vận hành lai dắt được an toàn. Đồng thời để đảm bảo an toàn, cần phải kiểm tra thời tiết. Nếu tốc độ gió vượt quá 10m/s hoặc tầm nhìn dưới 01 km, việc lai dắt phải tạm dừng. Và khi điều kiện thời tiết không thuận lợi kéo dài quá 03 ngày, việc lai dắt phải hoãn lại cho đến kỳ nước xuống vào 02 tuần sau đó. Cũng cần tính toán tốc độ lai dắt sao cho đảm bảo an toàn.
Trước khi lai dắt, các đốt hầm được neo lại ở bể đúc và gắn các thiết bị phụ trợ. Những sợi chão ny-lon nối 04 tàu lai dắt với những cột neo chính của các đốt hầm. Sau đó, những cáp neo đốt hầm sẽ được thả ra, bắt đầu quá trình lai dắt đốt hầm.
Việc lai dắt bắt đầu từ bể đúc. Tốc độ ban đầu cho phép là 3.0 knots, tương đương 5.56 km/giờ. Tốc độ này sẽ điều chỉnh giảm dần, còn 2.0 knots. Trong quá trình lai dắt, phải luôn đảm bảo thông tin liên lạc giữa các đội lai dắt. Đồng thời, luôn có một tàu nhỏ kiểm tra các đốt hầm để đảm bảo tấm ngăn hai đầu đốt hầm và các vật liệu chống thấm bên ngoài không bị hư hỏng; trong trường hợp có vật cản, tàu nhỏ này sẽ làm nhiệm vụ báo cáo đến trung tâm điều khiển và có biện pháp đổi hướng của vật cản đó. Bên cạnh đó, các tàu lai dắt sẽ có radar để dò tìm các vật thể trong lòng sông có thể gây hại đến việc lai dắt.
Khi đến vị trí dìm hầm, đốt hầm sẽ được giữ lại bằng 04 neo vào thời điểm nước triều đứng để chuẩn bị cho công đoạn dìm hầm tiếp theo sau đó.
Các bước của công đoạn lai dắt:
- Việc lai dắt chỉ bắt đầu sau khi đã xây dựng xong bể đúc hầm, gia công các đốt hầm.
- Chuẩn bị cho việc lai dắt:
1. Lắp đặt trang thiết bị lần 1
2. Bơm nước vào bể đúc hầm
3. Thả nổi đốt hầm
4. Thêm trọng lượng trên nóc hầm (nếu cần)
5. Kiểm tra dìm tạm thời đốt hầm
6. Tháo dở hai hàng cừ ở bờ đê
7. Thả nổi và kéo đốt hầm ra
8. Lắp đặt trang thiết bị lần 2
- Lai dắt đốt hầm
- 0000-00-00 00:00:00 - Giải pháp giao thông thông minh
- 0000-00-00 00:00:00 - Kỹ thuật dìm hầm
- 0000-00-00 00:00:00 - Giới thiệu tổng quan đường hầm sông Sài Gòn